I
Binh-Chế Trung-Cổ Đại-Việt
Chiếu theo Binh-chế từ Nhà LÝ (1010-1225) đến Nhà TRẦN (1225-1413), thì chúng ta thấy nước Ðại-Việt có truyền-thống hùng-hậu về Kỵ-Binh.
Chính nhờ những đội Kỵ-Binh tinh-nhuệ của Đại-Việt, mà danh-tướng LÝ-Thường-Kiệt Nhà LÝ đã oai-hùng bình CHIÊM, đánh TỐNG, chiếm Lưỡng-Quảng, và với sự dũng-cảm của kiện-tướng Trần-Nhật-Duật, Đại-Tướng TRẦN-Hưng-Đại Nhà TRẦN đã oai-hùng phá tan thế đánh gọng kềm của Toa-Ðô (Sogetu) từ nước Champa phương Nam tiến lên và Thoát-Hoan (Toghan) từ đất phương Bắc tràn xuống, cũng như đã truy-kích hữu-hiệu quân NGUYÊN-Mông qua các Trận vinh-quang như Đông-Bộ-Đầu, Chương-Dương, Hàm-Tử và đã hổ-trợ đắc-lực cho Thủy-Binh Ðại-Việt của Đô-Đốc Trần-Quang-Khải chiến-thắng oanh-liệt Thủy-Binh NGUYÊN-MÔNG của Ô-Mã-Nhi (Omar) tại Trận Bạch-Đằng-Giang lừng danh muôn thủa.
Tranh vẽ Kỵ-Binh Đại-Việt ứng-viện truy-kích Thủy-Binh Nguyên-Mông
trong cuộc xâm-lăng Đại-Việt vào Thế-Kỷ 13.
- Tranh Lê Năng Hiền -
(Tín-Dụng ảnh : divingarchaeology.com)
A - Binh-Chế Triều Nhà LÝ (1010-1225)
Năm Kỷ-Hợi (1059), Hoàng-Đế Lý-Thánh-Tông (1054-1072), triều Nhà LÝ (1010-1225), lập-định Binh-Chế Ðại-Việt như sau :
Binh-lực gồm có 8 Hiệu-Quân :
1. Ngũ-Long ;
2. Võ-Thắng ;
3. Long-Ðức ;
4. Thần-Ðiện ;
5. Bổng-Thánh ;
6. Bảo-Thịnh ;
7. Hùng-Lược ;
8. Vạn-Tiệp.
Mỗi Hiệu có 4 Bộ (Tả, Hữu, Tiền, Hậu), hợp lại thành 100 Ðội. Mỗi Ðội gồm có Kỵ-Binh và Xạ-Binh sử-dụng Máy Bắn Đá và Cung, Nỏ.
Như vậy binh-lực Ðại-Việt thời Nhà LÝ gồm có :
1 - Chính-Binh gồm có Nhân-Mã-Ðoàn và Cung-Tiễn-Phủ lập-thành 9 Ðơn-Vị, do 9 Phủ-Tướng thống-xuất. Mỗi Ðơn-Vị gồm có 100 Ðội. Tổng-cọng là 900 Ðội. Mỗi Ðội gồm có Kỵ-Binh và Xạ-Binh sử-dụng Máy Bắn Đá và Cung, Nỏ.
2 - Trú-Chiến Binh là quân đóng giữ và chiến-đấu tại chỗ.
3 - Thác-Chiến Binh là quân lưu-động, dùng vào các cuộc tấn-công và để mở rộng trận-tuyến. Mỗi Tướng của Thác-Chiến Binh này đều chỉ-huy 4 Bộ (Tả, Hữu, Tiền, Hậu) gồm có Kỵ-Binh, Bộ-Binh và trang-bị vũ-khí như nhau.
4 - Phiên-Binh là binh thuộc cùng lai-lịch quê-quán ở chung với nhau thành từng Ðội riêng để luân phiên giữ thành.
Binh-pháp Nhà Lý nổi tiếng thời bấy giờ đã khiến Thái-Diên-Khánh (Cài Yán Qìng - 蔡 筵 磬), quan Tri-Châu ở Hoạt-Châu (Huo Zhou - 活 州), phải tâu lên để hoàng-đế Tống-Thần-Tông (宋 真 宗 - Song Zhen Zong, 1068-1085) triều Nhà Tống bắt chước theo Binh-chế Nhà LÝ.
Danh-Tướng LÝ-Thường-Kiệt |
Danh-Tướng LÝ-Thường-Kiệt
|
李常傑 |
Nam quốc sơn hà
LÝ-Thường-Kiệt |
Núi Sông Nam Quốc Núi Sông Nam Quốc vua Nam ngự, LÝ-Thường-Kiệt |
Quân-lực này của Triều Nhà LÝ (1010~1025) đã giúp danh-tướng LÝ-Thường-Kiệt của nước Đại-Việt, không chỉ bình-định Chiêm-Thành và phòng-thủ Đại-Việt chống sự xâm-lăng của nhà TỐNG (SONG), vào thế-kỷ XI, xuyên qua việc đánh hạ Thành Ung-Châu năm 1076 cùng đánh chiếm hai tỉnh lớn miền Nam của Trung-Hoa, là Quảng-Tây và Quảng-Đông, còn chiến-thắng Binh-lực của Nhà TỐNG tong Trận quyết-định ở Sông Như-Nguyệt năm 1077.
伐 宋 露 布 文 天生蒸民,君德則睦。君民之道,務在養民。今聞,宋主昏庸,不循聖范。 李常傑
Phạt Tống Lộ Bố Văn Thiên sinh chưng dân, quân đức tắc mục. Quân dân chi đạo, vụ tại dưỡng dân. Cái vạn dân tư phú ư thiên, hốt lạc na yếu li chi độc. Tại thượng cố nghi LÝ-Thường-Kiệt |
Bài Văn Lộ Bố khi đánh Tống Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập. LÝ-Thường-Kiệt |
Lược-đồ Trận đánh Thành Ung-Châu năm 1076.
- Quân Đại-Việt năm 1075 (Mũi Tên màu đỏ) và Quân Tống năm 1077 (Mũi Tên màu xanh) -
(Tín-Dụng ảnh : thuvienlichsu.com)
Danh-Tướng Lý-Thường-Kiệt đánh hạ ngày 1/3/1076
|
Trung-Dũng-Tướng Tô-Giám
|
Lược-đồ Trận đánh quyết-định trên Sông Như-Nguyệt (Sông Cầu) năm 1077
trong Chiến-Tranh Tống-Việt 1075-1077.
(Tín-Dụng ảnh : wikipedia.org - Lưu-Ly)
B - Binh-Chế Triều Nhà TRẦN (1225-1413)
Hoàng-Đế Trần-Thái-Tông (1225-1258) lập-định Binh-Chế Ðại-Việt như sau :
Năm Kỷ-Hợi (1245) tuyển trai-tráng làm binh-lính chia ra làm ba hạng : Thượng, Trung, Hạ.
Qua năm Bính-Ngọ (1246), Trần triều lập ra trước tiên hai loại Binh : đó là Túc Vệ Binh và Thượng-Đô Túc-Vệ Binh.
Vào tháng Hai năm Bính-Ngọ (1246) này triều-đình tuyển chọn người vào Túc Vệ Binh gồm có Tam Quân :
1 - Quân Thiên-Thuộc
2 - Quân Thánh-Đức
3 - Quân Thần-Sách
Mỗi Quân gồm có 4 Vệ-Quân, nên chi Tam Quân còn được gọi là :
- Tứ Thiên-Quân ;
- Tứ Thánh-Quân ;
- Tứ Thần-Quân.
Đến tháng Hai năm Tân-Sữu (1247) triều-đình tuyển chọn người khỏe mạnh và biết Võ-nghệ sung vào Thượng-Đô Túc-Vệ.
Quân-lực được chia ra làm Lục Lộ :
1. Lộ Thiên-Trường (quê hương Họ Trần, nay là phủ Xuân-Trường thuộc Nam-Định)
2. Lộ Long-Hưng
3. Lộ Hồng (nay là Hải-Dương)
4. Lộ Khoái (nay là Hưng-Yên)
5. Lộ Trường-Yên (nay là Ninh-Bình)
6. Lộ Kiến-Xương (nay là Thái-Bình)
Tại hai Lộ : Lộ Thiên-Trường (quê hương Họ Trần, nay là phủ Xuân-Trường thuộc Nam-Định) và Lộ Long-Hưng thì được lập ra 4 Quân :
- Quân Nội Thiên-Thuộc
- Quân Thiên-Cương
- Quân Chương-Thánh
- Quân Củng-Thần
Tại hai Lộ : "Lộ Hồng" (nay là Hải-Dương) và "Lộ Khoái" (nay là Hưng-Yên) thì được lập ra 2 Quân :
- Quân Tả Thánh-Đức
- Quân Hữu Thánh-Đức
Tại hai Lộ : "Lộ Trường-Yên" (nay là Ninh-Bình) và "Lộ Kiến-Xương" (nay là Thái-Bình) thì được lập ra 2 Quân :
- Quân Thánh-Đức
- Quân Thần-Sách
Số người được tuyển chọn còn lại thì sung vào làm "Cấm-Vệ Quân" chia ra làm 3 Bậc nhập vào "Trạo-Nhi Đội" (tức là Thủy-Quân).
Việc lập-định Biinh-Chế Ðại-Việt Năm Kỷ-Hợi (1245) của Hoàng-Đế Trần-Thái-Tông (1225-1258) nói ở trên đây, được hoàn-chỉnh theo trải-nghiệm binh-bị của triều Nhà LÝ để lại.
Và chính nhờ có được một Binh-Lực hùng-mạnh lại thọ-hưởrng sự nhất trí đoàn-kết của toàn dân trên đất Đại-Việt (từ dân-tộc người Kinh cho đến người dân-tộc thiểu-số) mà Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo cùng các Tướng-Sĩ triều Nhà TRẦN trong Trận Đông-Bộ-Đầu đã đánh thắng 3 Vạn quân Nguyên-Mông cùng gần 2 Vạn quân Đại-Lý (Vân-Nam) - tổng-cọng gần 5 Vạn quân xâm-lăng - và chấm-dứt trong vòng 15 ngày cuộc Chiến-Tranh Nguyên-Mông & Đại-Việt Lần Thứ Nhất vào năm 1258.
Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo
|
Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo |
Lược-đồ Chiến-Tranh Nguyên-Mông & Đại-Việt Lần Thứ Nhất ( 1258)
(Tín-Dụng ảnh : wikipedia.org - Lưu-Ly)
Vào tháng Hai năm Tân-Dậu (1261), Hoàng-Đế Trần-Thánh-Tông (1258-1578), sau khi lên ngôi được ba năm, thì lại tuyển Binh ở các Lộ : chọn người khỏe mạnh cho làm Lính, còn thì sung vào làm Sắc-dịch ở các Sảnh, Viên, Cục và làm Đội Tuyển-Phong ở các Lộ, Phủ, Huyện.
Sang tháng 08 năm Đinh-Mão (1267) Hoàng-Đế Trần-Thánh-Tông (1258-1578) chia Quân-Lính ra như sau :
- Mỗi Quân gồm có 30 Đô ;
- Mỗi Đô gồm có 80 Người tuyển chọn trong họ tông-thất và lấy Người thông-hiểu Binh-pháp, Võ-nghệ chỉ-huy.
Ngoài ra, lại có Quân Tứ-Xương là những Lính chuyên canh gác bốn cửa thành luân-phiên thay đổi nhau.
Các Ngạch Quân được chia ra như sau :
A - Thân-Quân thì có :
1. Thánh-Dực Đô gồm có Tả Thánh-Dực Đô và Hữu Thánh-Dực Đô ;
2. Thần-Dực Đô gồm có Tả Thần-Dực Đô và Hữu Thần-Dực Đô ;
3. Long-Dực Đô gồm có Tả Long-Dực Đô và Hữu Long-Dực Đô ;
4. Hổ-Dực Đô gồm có Tả Hổ-Dực Đô và Hữu Hổ-Dực Đô ;
5. Phụng-Nha Quan-Chức Lang gồm có Tả Phụng-Nha Quan-Chức Lang và Hữu Phụng-Nha Quan-Chức Lang.
B - Du-Quân thì có :
1. Thiết-Lâm Đô ;
2. Thiết-Hạm Đô ;
3. Hùng-Hổ Đô ;
4. Vũ-An Đô.
C - Vương-Hầu Gia-Đồng thì có :
1. Toàn-Hầu Đô ;
2. Dược-Đông Đô ;
3. Sơn-Liêu Đô, v.v.
Quân-Lực của Nhà Trần, lúc chiến-tranh có đến 20 vạn Quân, động-viên ở các Lộ vùng phương Đông và phương Nam, còn vùng Thanh-Hóa và Nghệ-An thì có 10 vạn Quân không tuyển-dụng đến.
Cấp Tướng-Lãnh chỉ-huy các Quân, các Đô thì phải là người trong tông-thất họ TRẦN, và tinh-thông Võ-nghệ cùng Chiến-Lược. Hơn nữa, chỉ riêng các Hoàng-Tử mới được phong Chức "Phiếu Kỵ Tướng-Quân" (驃 騎 將 軍) là Cấp-bậc cao nhất của Kị-Binh.
Đứng đầu Bộ chỉ-huy là "Tiết-Chế" 節 制 (ngày nay gọi là Tổng Tư-Lệnh), toàn quyền điều-động chư quân Kị-Binh, Bộ-Binh và Thủy-Binh.
Việc hoàn-chỉnh Biinh-Chế Ðại-Việt dưới thời Hoàng-Đế Trần-Thánh-Tông (1258-1578) này dựa theo trải-nghiệm cuộc Chiến-Tranh Mông-Nguyên & Đại-Việt lần thứ nhất vào năm 1258 hiệp-năng-đồng với tinh-thần chiến-đấu của của toàn dân trên đất Đại-Việt đã giúp Binh-Lực Đại-Việt dưới sự thống-lĩnh của Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo bẽ gảy thế đánh gọng-kềm và chiến-thắng 50 Vạn quân Nguyên-Mông thiện-chiến tại cửa Chương-Dương (Khoái-Chẩu, Hưng-Yên) và bến Hàm-Tử (Thường-Tín, Hà-Nội)... oanh-liệt chấm-dứt trong vòng 4 tháng (từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch) cuộc Chiến-Tranh Nguyên-Mông & Đại-Việt Lần Thứ Nhì vào năm 1258.
Lược-đồ Chiến-Tranh Nguyên-Mông & Đại-Việt Lần Thứ Nhì( 1285)
(Tín-Dụng ảnh : wikipedia.org - Lưu-Ly)
Hịch Tướng-Sĩ của Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo
- Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) -
(Tín-Dụng ảnh : Nhân Mỹ Học Đường)
Hịch Tướng-Sĩ của Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo
- Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) -
(Tín-Dụng ảnh : Nhân Mỹ Học Đường)
Hịch Tướng-Sĩ của Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo
- Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) -
(Tín-Dụng ảnh : Nhân Mỹ Học Đường)
Khi đại-binh Nguyên-Mông của Thoát-Hoan tiến đánh Chi-Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân rút về Vạn-Kiếp.
Để chuẩn-bị cho cuộc chiến-thắng đại-binh Nguyên-Mông lần thứ 2 này, vào năm 1285, Ngài hiệu triệu 20 vạn quân Đại-Việt và thảo bài Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn (諭 諸 裨 將 檄 文), thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ, để khuyên-răn tướng sĩ học tập và rèn-luyện Võ-Trận cùng học-tập Trận-Pháp theo sách Binh-Thư Yếu-Lược do chính Ngài đã soạn viết ra.
Quân-Lực của Nhà Trần, với một Binh-Chế vững-chắc và sự đoàn-kết của toàn dân Đại-Việt lại đã cùng Danh-Tướng Trần-Hưng-Đạo và các Tướng-Sĩ triều Nhà TRẦN oanh-liệt chiến-thắng 30 Vạn quân Nguyên-Mông xâm-lăng Đại-Việt lần thứ ba, trong khoảng gần 4 tháng - từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288 - qua các Trận lừng-danh như Chi-Lãng, Nội-Bằng, Vạn-Kiếp, Phả-Lại và nhất là Trận Bạch-Đằng-Giang...
Lược-đồ Chiến-Tranh Nguyên-Mông & Đại-Việt Lần Thứ Ba (cuối năm 1287 đến cuối tháng tư năm 1288)
(Tín-Dụng ảnh : wikipedia.org - Lưu-Ly)
Tranh vẽ Trận Thủy-Chiến Bạch-Đằng Giang năm 1288
(Tín-Dụng ảnh : Viện Bảo-Tàng Quân-Đội)
Những chiến-công hiển-hách của nước Đại-Việt dưới thời Nhà Trần, đánh đuổi quân xâm-lăng Nguyên-Mông vào Thế-Kỷ 13, đã vang-dội đến tận nước Phù-Tang Nhật-Bản mãi 200 năm sau... Và vào Thế-Kỷ 15, Nhật-Hoàng dã gởi một phái-đoàn ngoại-giao sang Đại-Viiệt, yết-kiến Hoàng-Đế Đại-Việt để dâng thư ủy-nhiệm yêu-cầu nước Đại-Việt bảo-hộ nước Nhật và xin mở Hàng-Hải Mậu-Dịch Lộ-Tuyến từ cửa eo-biển Hội-An. Khế-ước bảo-hộ giữa Đại-Việt và Nhật-Bản này được lưu-trữ tại Viện Bảo-Tàng Quốc-Gia Saigon cho đến năm 1975, và tiếc thay nó đã bị đốt-hủy bởi quân Cách-Mạng.
Chùa-Cầu do người Nhật-Bản xây-dựng vào Thế-Kỷ 16 trên sông Thu-Bồn tại Hội-An
(Tín-Dụng ảnh : zoomtravel.com;vn)
Ban Võ-Sư |
Thư Mục :
- « Vân Ðài Loại-Ngữ » của Lê-Quí-Ðôn, 1773.
- « Việt-Nam Sử-Lược » của Trần-Trọng-Kim.
- « Việt-Sử Toàn-Thư » của Phạm-Văn-Sơn.
Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.