MÃ-THUẬT

 

 

III
Chiến-Mã

 

 

 

 

 

       Trong lịch sử nước ta thì NgựaVoi là hai con vật được đặc biệt quí-chuộng, Chiến-MãChiến-Tượng của nước Đại-Việt xưa kia đã từng góp phần trong các chiến thắng vẽ vang chống ngoại xâm.
       Trong quá khứ người ta đã đặt ra hai cơ quan để chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện hai con vật này đó là « Viện Tượng-Chính và Viện Mã-Chính.
       Năm 1509 Vua Lê Uy Mục cho đặt hai Giám-Ti : « Ngự-Tượng
» và « Ngự-Mã ».

       Trong quyển «Khâm Định Đại Nam Hội Điễn Sự Lệ» của Quốc-Sử Quán triều Nguyễn đã dành riêng một quyễn 175 để quy-định về vấn-đề Mã-Chính bao gồm ngạch ngựa, chăn nuôi ngựa, kén chọn ngựa, khám nghiệm ngựa, diễn ngựa, trang sức cho ngựa.....
       Ngựa nuôi ở kinh thành thì thuộc vào Viện « Thượng-Tứ
», ở nhà trạm men đường ngoài các tỉnh thuộc vào các thành, trấn, đạo sở tại...
       Người xưa đã phân-định rất rõ-ràng vai trò trách-nhiệm cho các viên quản-mục, viên biền cai-quản từng loại ngựa, đặt ra chức Y-Sinh để coi sóc, điều-trị bệnh cho ngựa, giúp ngựa lúc sinh-nỡ như các Thú-Y sĩ chuyên trách về ngựa bây giờ.

        Kể từ khi quân NGUYÊN-Mông vào xâm chiếm nước ta lần đầu vào năm 1257 và về sau, vào các năm 1285, 1288, thì hàng ngàn hàng vạn con Ngựa Chiến từ thảo-nguyên Mông-Cổ được đưa sang nước ta.
       Khi đám tàn-quân Mông-Cổ thất trận tháo chạy thì trong số Chiến-mã này, một số thì bị bắt, một số bị lạc trong rừng trở nên một loài ngựa hoang. Loài ngựa nước ta được lai giống với các loài ngựa của vùng thảo-nguyên Mong Cổ, Vân Nam, Kinh Bắc, Tân Cương ....mà quân thù phương bắc qua nhiều lần xâm lược mang theo trong các cuộc hành quân. 

       Lê-Quí-Ðôn đã từng viết trong quyển « Vân-Ðài Loại-Ngữ » : « Nước ta, tỉnh Tuyên-Quang và Cao-Bằng đều sãn nhiều ngựa.  Phủ Phú-Yên, và xứ Quảng-Nam, càng nhiều ngựa : hàng trăm, hàng ngàn, thành đàn như là trâu dê.  Khách buôn, đàn-bà cũng cưỡi ngựa, dùng ngựa thồ hàng rồi bán luôn cả ngựa...».  Đó là phần đông giống ngựa sinh-sản từ Ngựa Bắc-Thảo do quân đoàn Mông-Cổ bỏ lại sau khi bị chiến-bại trên sa-trường nước Đại-Việt.

       
       Ngựa để dùng trong việc vận-chuyễn kéo xe thì khác rất xa với Ngựa dùng trong việc thông-tin liên-lạc, lại càng khác xa với Ngựa Chiến... Ngựa Trận thì được tuyển chọn loại ngựa Kỳ, ngựa là ngựa lạ, quý và hiếm ; đó là loại Ngựa Chiến.  Còn loại ngựa , ngựa Đài thì dùng để tải-vận ; đó là loại Ngựa Thồ.
       Trên hết trong tất cả loại ngựa quí, là ngựa dành cho Hoàng đế và cho các tướng-sĩ ra trận. 

       Những giống Ngựa Chiến được các Tướng-Soái Viễn-Đông quí-chuộng vẫn thường là giống ngựa gọi là « Thiên-Lý-Mã » (Ngựa chạy ngàn dặm), như giống ngựa Akhal-Téké "Huyết-Hãn Mã", hay giống ngựa gọi là Thiên-Mã như ngựa Jaf Ba-Tư và ngựa thuần-chủng Ả-Rập, nhập-cảng từ các nước Trung-Ðông xa-xôi (Ferghana, Turkménistan, Ba-Tư, A-Phu-Hãn...) theo Ðường Buôn Tơ-Lụa.

       Chiến-Mã cần có 4 nước Đại và 3 đợt Nhãy cao, lại cần có 9 Đức Tính Tốt. và người ta chia ra 8 thứ Ngựa giỏi.

       Trong các danh-từ đặc-thù dùng để chỉ màu sắc, hình dáng hay đặc-tính của loài ngựa thời xưa của nước ta cũng như Trung-Quốc, thì có một số danh-từ sau đây : « (馬) - Ngựa », « Thố (兔) - Thỏ », « Long (龍) - Rồng », « Câu (駒) - Ngựa Tơ », « Kỳ (騏) - Hay », « (驥) - Bền », « Đề (蹄) - Móng Thú », « (駑) - Nhác », « Đài (駘) - Lai-Căn » để chỉ về ngựa và một số tĩnh-từ như : « Tuấn (駿) - Đẹp » , « Lạc (樂) - Vui » , « Bảo (寶) - Quí », «Phiêu (膘) - Béo ».

 

       I - Những Chiến-Mã lừng danh của Đại-Việt

       Khi nói đến ngựa trận của Đại-Việt, chúng ta không thể không nói đến hai con chiến-mã nổi tiếng : đó là con « Song-Vỹ Hồng » (còn được gọi là Song-Vỹ-Tinh) của danh-tướng Lý-Thường-Kiệt (Kỷ-Mùi 1019 - Ất-Dậu 1105) và con « Nê-Thông » của Hoàng-Ðế Trần-Duệ-Tông (1372-1377).

       « Song-Vỹ Hồng » là con chiến-mã có bộ lông loại ngựa Hồng-Lão với đuôi dài chia ra hai màu : hồng một bên và trắng một bên.  Khi nó cất vó phi, trông như con thần-mã có hai đuôi, nên được gọi là « Song-Vỹ Hồng », nghĩa là ngựa Hồng Hai Ðuôi. Nó là con ngựa chiến của Lý-Thường-Kiệt, vị danh-tướng Việt đã từng bình Chiêm, đánh Tống chiếm Lưỡng-Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).

       « Nê-Thông » là con chiến-mã có bộ lông Xanh Đậm Đen ửng sắc Kim Xám-Bùn (Nê là sắc lông ngựa có hai màu trắng bạc và đen ; Thông là sắc lông ngựa màu đen xanh). Nó là một con tuấn mã có màu sắc lông cực kỳ hiếm quí, với sự pha trộn màu sắc thật kỳ diệu của ba màu trắng, đen và xanh. Ðó là con chiến-mã của Hoàng-Ðế Trần-Duệ-Tông khi thân-chinh đi điếu-phạt Chiêm-Thành năm Ðinh-Tỵ 1377.
       

 

       II - Những Chiến-Mã lừng danh của Triều Nhà Tây-Sơn

       Theo cuốn “Tây Sơn Nhân Vật Chí” của Ðinh-Sĩ-An, (người Bình-Khê tỉnh Bình-Ðịnh, một nhân-vật nổi danh về văn-học đã từng được Vua Quang-Trung trọng dụng) kể lại 5 con Thần-Mã của thời Tây-Sơn (1700-1800) mà người đời thường gọi là “Tây-Sơn Ngũ Thần-Mã”, đó là :
       1 - Bạch-Long-Câu của vua Thái-Đức Nguyễn-Nhạc, là một con tuấn mã chân cao, long thon, dáng đẹp và dõng mãnh. Nó thuộc loại "Ngựa Hạc", có lông trắng như tuyết, bờm và đuôi lông dài mượt như tơ. Nó chạy nhanh như gió, với nước đại nhẹ nhàng như bay.
     2 - Xích-Kỳ (ngựa Bắc-Thảo, cống-phẩm Cao-Miên) của Tả Đô-Đốc Nguyễn-Văn-Tuyết (cướp đoạt được của Võ-Vương Nguyễn-Phúc-Khoát), con tuấn-mã này thuộc loại "Ngựa Tía", lông màu đỏ, bờm kỳ và đuôi lông đen huyền.
       3 - Ô-Du của Đại-Tướng Đặng-Xuân-Phong, một con ngựa sắc lông đen nhánh như mun, thuộc về loại "Ngựa Ô Quạ" nên được gọi là Ô-Du (Con Quạ Rong Chơi). Bốn chân thon nhỏ như chân nai, lúc đi thì khoan-thai uyển-chuyển như cọp, lúc chạy thì thoăn-thoắt như bay.
       4 - Ngân-Câu (Huyết-Hãn Mã) của Nữ-Tướng Bùi-thị-Xuân, Con ngựa ấy lông toàn sắc trắng, Vóc to, sức mạnh, thuộc loại "Ngựa Kim", nên nên được đặt tên là Ngân-Câu.
       5 - Hồng-Lư (Huyết-Hãn Bảo-Câu) của Danh-Tướng Lý-Văn-Bưu, thuộc loại "Ngựa Hồng-Lão", sắc lông của nó toàn màu nâu-hồng ánh vàng tuyệt đẹp. Thoạt nhìn thì như ngựa bình thường chân cao lỏng-khỏng,bụng thon ốm như đói cỏ. Nhưng khi nhìn kỹ thì thấy có nét đặc biệt, đầu như đầu Lừa, nên được gọi là Hồng-Lư. Nó tánh tình hay trở chứng : muốn đi thì đi, muốn chạy thì chạy, chẳng ai điều-khiển được. Nó thuộc loại ngựa bất-kham ; chỉ riêng chủ mới điều khiển được dễ-dàng mà thôi. Một tiếng hí của Hồng-Lư cất tiếng hí vang thi các ngựa khác đều hoảng sợ bỏ chạy.

       Ngoài 5 con ngựa chiến đã nói trên, Bình Ðịnh còn có con “Bằng-Châu Kỳ Mã” và “Linh-Phong Song Tuấn-Mã”.
       « Bằng-Châu Kỳ Mã » là con ngựa của Ông Ðinh-Cường ở Bằng Châu thuộc huyện An-Nhơn, ngoại-tổ của ba anh em Tây-Sơn. Con ngựa này là Ngựa Huyết-Hãn BạchTạng (Albinos), lông trắng như tuyết, hai con mắt đỏ ngầu như hai hòn than, chạy nhanh như gió, thuộc loại Thiên-lý Mã (Akhal-Téké). Nó được huấn-luyện gặp sông sâu lửa cháy chủ giục, ngựa vẫn xông vào. Chủ lâm nạn ngựa biết tìm đường chạy về nhà báo tin bằng cách dậm chân, hí rống.
       « Linh-Phong Song Tuấn-Mã » là con "Ngựa Hồng"' của Nguyên-Soái Mai-Xuân-Thưởng (1860-1887) thủ-lãnh Cần-Vương chống Pháp và con "'Ngựa Ô" của Quản-Trấn Trần-Tân thường gọi là Quản-Nhã hay Quản-Trần. Ðó là hai con ngựa giống bắc-thảo, thường đi song đôi với nhau thân-thiết như đôi bạn nên gọi là Song Tuấn-Mã và rất mực trung-thành với chủ.

 

       III - Những Tuấn-Mã lừng danh của Triều Nhà Nguyễn

       Chúng tôi xin đan-cử thêm ra đây tên bảy con ngựa nổi danh của Hoàng-Ðế Minh-Mạng 明 命, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm - 阮 福 胆 (1791-1841), triều Nhà Nguyễn :

  1. « Phúc-Thông »(Cf. Nhàn-Lương-Thông & Nê-Thông)

  2. « Cát-Thông »(Cf. Nhàn-Lương-Thông & Nê-Thông)

  3. « An-Tường-Ký »

  4. « Thần-Lương »

  5. « Phúc-Lưu »

  6. « Cát-Lưu »

  7. « Thiên-Mã ».

       Trong bảy con ngựa này, hai con ngựa được Hoàng-Ðế Minh-Mạng quí-chuộng nhất là con ngựa thuần-chủng Ả-Rập được mệnh danh « Thiên-Mã » là con ngựa miền Trung-Đông được nhập vào trong tàu ngựa của Hoàng đế năm 1830 và con ngựa « An-Tường-Ký » có nước Kiệu chạy rất êm.

       Dưới thời Hoàng-Đế Thiệu-Trị 紹 治, tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông - 阮 福 綿 宗 (1807 - 1847), triều Nhà Nguyễn, thì có :

       1 - Thiên-Lý Mã « Ðại Uyển Long Tuấn »

       2 - Tuấn-Mã « Thiện-Lương-Đề »


Tượng tạc niệm-tưởng Ngựa Chiến và Voi Trận
Lăng Hoàng-Đế Thiệu-Trị (1841~1847)
Triều Nhà NGUYỄN (1802~1945)



       IV - Những Chiến-Mã lừng danh của Viễn-Đông

       Về giai-thoại chúng ta có thể kể thêm :

       - con ngựa « Kiền-Trắc » (Kantaka) - một loại Ngựa Ấn-Độ thuộc giống Ngựa Kathiawari (còn được gọi là Ngựa Kathi) với đac-điểm là hai chốp tai châu vào nhau và sở-hữu một Nước Kiệu ( gọi là Revaal) rất êm-ái - mà đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã cưỡi, lúc Ngài còn là thái-tử Sidharta (Tất Ðạt Ða) Gautama ;

Bảo-Mã Kiền-Trắc (Kantaka) quì vó khấu đầu tiễn-biệt Thái-Tử Tất-Đạt-Đa (Sidharta) xuất-gia.

 

       - con ngựa trứ danh «Xích-Thố - 赤 兔» (thuôc giống ngựa Huyết-Hãn Mã Akhal-Téké), thời Tam-Quốc Chiến, của Ngài Quan-Vân-Trường - 關 雲 長 hay Quan Vũ ( Guan Yu - 關 羽 ) (162-220), ngày nay thờ phụng dưới danh-hiệu Già-Lam Phật - 伽 藍 佛 (Sangha-Rama Bouddha ).

       - Con ngựa « Đích Lư - 的 閭 » cũng không kém lừng danh thời Tam-Quốc Chiến, của Lưu-Bị, vua nước THỤC-Hán (Shu Han - 蜀漢) và nghĩa huynh của Ngài Quan Vũ ( Guan Yu - 關 羽 )
;

       - Con ngựa « Ô Vân Đạp Tuyết - 烏 雲 踏 雪 », chiến-mã có sắc lông đen tuyền với bốn chân trắng (Tứ Túc Mai Hoa) của Dũng-Tướng Trương-Phi (Zhang Fei - 張 飛) (167-221), một trong Ngũ-Hổ Tướng nước Thục thời Tam-Quốc Chiến, và là nghĩa-đệ của Lưu-Bị và của Ngài Quan Vũ ( Guan Yu - 關 羽 )
;

       - con ngựa « Ô-Chuy » (Wu Zhui - 烏 騅), thuộc giống ngựa Thiên-Lý-Mã, với sắc lông đen mun có những mãng sắc trắng ửng màu xám xanh ánh bạc rất hiếm của Sở-Bá-Vương Hạn-Võ 項 羽), thời Hán-Sở Tranh-Hùng từ 206 đến 202 trước CN.

       - con ngựa « Hoàng-Phiếu » (Huang Biao - 黄 膘) của danh-tướng Tần-Thúc-Bảo, nổi danh về Giản-pháp thời Nhà Đường (618-907)

       - con ngựa « Tuyệt-Ảnh » (Jueying - 绝 影) và «Trảo-Hoàng Phi-Điện» (Zhuahuang Feidian 爪黄飞电) của Tào-Tháo (Cao Cao 曹 操 ) thời Tam-Quốc Chiến.

       - Con ngựa « Thiên-Lý-Phong
» (Qian Li Feng - 千 里 風) và « Vạn-Lý-Vân » (Wan Li yun - 萬 里 雲» của Mạnh-Lương (Meng Liang - 孟 良) đã cướp đoạt Bác-Vương (Pa Wang - 博 王).

       - Con ngựa « Hồ-Lôi-Bảo » ( Hu Lei Pao - 瓠 雷 寶) của Thượng Sỹ Đồ (Chang Si Tou - 尙 士 途 ).

       - Con ngựa « Nhàn-Lương-Thông » ( Xian Liang Cong - 嫺 良 驄) trong truyện Liêu-Trai Chí-Dị của Bồ-Tùng-Linh (Pu Sung Ling (1640-1715) - 蒲 松 齡 ).

       - Sáu con ngựa chiến lừng danh của Đường-Thái-Tông (唐 太 宗 - Tang Taizong), từng được khắc chạm thành phù-điêu trên đá, gọi là «Chiêu Lăng Lục Tuấn» (Zhao Ling Liu Jun - 昭 陵 六 骏) (Chiêu Lăng chỉ-định lăng-tẩm của Đường-Thái-Tông nơi các tấm phù-điêu bằng đá đó đưọc thiết-dựng lúc nguyên-thủy) :

              1. Thập-Phạt-Xích (Shi Fa Chi - 什伐赤) :
              - Ngựa chiến, sắc lông Ngựa Tíá-Mật, từng tham-dự trận đánh chống Vương-Thế-Sung (Wang Shichong - 王世充) và Đỗ Kiến Đức (Dou Jiande - 竇 建 德), những năm 620-621.

              2. Thanh-Chuy (Qingzhui - 青 騅) :
              - Ngựa chiến, sắc lông màu Ngựa Chuy, lông Xanh-Đen lang Trắng, từng tham-dự trận đánh chống Đỗ-Kiến-Đức (Dou Jiande - 竇 建 德), năm 621.

              3. Đặc-Lặc-Phiếu (Te Le Biao - 特 勒 骠 ) hay Đặc-Cần-Phiếu (Te Qin Biao 特 勤 骠) :
              - Ngựa chiến, sắc lông màu Ngựa Phiếu, lông Vàng lang Trắng, từng tham-dự trận đánh chống Tống Kim Cang (Song Jingang - 宋 金 剛), những năm 619-620.

              4. Quyền-Mao-Qua (Quan Mao Gua - 鬈 髦 騧) :
              - Ngựa chiến, sắc lông màu Ngựa Qua, lông Vàng, mõm Đen, bờm lông Quăn ; từng tham-dự trận đánh chống Lưu Hắc-Thát (Liu Hei Da - 刘 黑 闼), năm 622.

              5. Bạch-Đề-Mã (Bai Ti Ma - 白 蹄 马) :
              - Ngựa chiến, sắc lông Ngựa Ô, lông Đen, bốn Móng Trắng ; từng tham-dự trận đánh chống Tiết-Nhân-Quý (Xue Rengui - 薛 仁 貴), năm 618.

              6. Táp-Lộ-Tử (Sa Lu Zi - 飒 露 紫) :
              - Ngựa chiến, sắc lông Ngựa Hồng Điều, từng tham-chiến ở Lạc-Dương (Luoyang - Ô, l洛 陽) chống Vương Thế Sung (Wang   Shi Chong - 王 世 充) triều Nhà Tùy (Sui - 隋)
(581-618). Táp-Lộ-Tử (Sa Lu Zi) trong bức phù-điêu là con ngựa duy nhất được trình-bày với một người đứng kế bên nó, đó là danh-tướng Khâu-Hành-Cung (Qiu Xinggong 丘 行 恭) đang nhổ mũi tên cắm vào ức chiến-mã lừng danh này.



Chiến-mã Táp-Lộ-Tử (Sa Lu Zi - 飒 露 紫)
và dũng-tướng Khâu-Hành-Cung (Qiu Xinggong 丘 行 恭)

 

 

 

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE


Trịnh Quang Thắng.

 

 

 

       

         I – Binh-Chế

        II – Mã-Thuật Võ-Trận

       III – Chiến-Mã

      IV – Sắc Lông Ngựa

 

 

 

 

 

Thư Mục :


       « Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ » của Quốc-Sử Quán triều Nguyễn - Quyển 175, Ấn-bản1856-1884.
       « Vân Ðài Loại-Ngữ » của Lê-Quí-Ðôn, 1773.
       « Việt-Sử Toàn-Thư » của Phạm-Văn-Sơn.
       « Nhân-Vật Bình-Định », của Lộc-Xuyên Đặng-Quí-Định, Tác-Giả xuất-bản, 1971.
       « Võ-Nhân Bình-Định », của Quách-Tấn và Quách-Giao, Nhà Xuất-Bản Tuổi Trẻ, Thành-phố Hồ-Chí-Minh, 2001.
       « Những Ngôi Sao Tây-Sơn » : của Nguyễn-Văn-Nhân, Nhà Xuất-Bản Nghệ-Thuật, Thành-phố Hồ-Chí-Minh 2001.
       « Danh-Tướng Việt-Nam », của Nguyễn-Khắc-Thuần, Nhà Xuất-Bản Giáo-Dục, Thành-phố Hồ-Chí-Minh, 2001.
       « Ngũ Thần-Mã Tây-Sơn », của Thái-Tẩu.

       « Thú Xem Truyện Tàu », của Vương-Hồng-Sển.

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.